Tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Duca
Nông nghiệp là ngành sản xuất đang sử dụng nhiều lao động chân tay. Khi thay đổi nền kinh tế, xu hướng chuyển dịch ngành nông nghiệp sẽ được thực hiện. Theo đó, tái cơ cấu sẽ mang đến những thay đổi tích cực; có thể coi đó là việc tìm kiếm hiệu quả ứng dụng trong sản xuất, bảo đảm áp dụng khoa học, kỹ thuật hoặc công nghệ mới. Tái cơ cấu sẽ đảm bảo đáp ứng tốt nhất. nhu cầu đồng thời với khai thác hợp lý các nguồn tiềm năng tự nhiên.
1-1694423250.jpg

Tái cơ cấu nông nghiệp (TCCNN) thực chất là quá trình sắp xếp lại các yếu tố liên quan đến chuỗi giá trị các ngành hàng từ quy hoạch cơ sở hạ tầng, tổ chức sản xuất, chuỗi cung ứng dịch vụ từ sản xuất đến thu hoạch, thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản. Với cơ cấu được sắp xếp và thực hiện phù hợp, TCCNN sẽ đảm bảo phát triển lợi thế của ngành.

TCCNN là sự phát triển dựa trên điều chỉnh về quy mô, khối lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, gia súc, gia cầm, thủy sản theo hướng khai thác bền vững lợi thế đất đai, khí hậu, nguồn nước và sử dụng tối ưu nguồn lực đầu tư, lao động, công nghệ để tạo ra nhiều sản phẩm hấp dẫn người tiêu dùng. Từ đó, nâng cao thu nhập sản xuất, đóng góp nhiều hơn vào nguồn thu ngân sách.

Tái cơ cấu thể hiện sự thay đổi trong cơ cấu phân chia và thực hiện của ngành nông nghiệp với các nhóm ngành bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và sơ chế nông sản. Theo nghĩa rộng, nó bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. Tính chất chuyển dịch phù hợp với nhu cầu đòi hỏi hay tính chất kinh tế của mỗi quốc gia. Trong khi lâm nghiệp và thủy sản được thúc đẩy bởi tiềm năng và lợi thế mang lại hiệu quả kinh tế thì khoa học và công nghệ tiến bộ sẽ giúp giảm thiểu lao động tay chân. Bên cạnh năng suất tạo ra cao, KH&CN còn tạo thuận lợi để nâng cao chất lượng và năng suất; đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, kinh doanh hay xuất khẩu.

Trong TCCNN thường có một số cách hiểu khác nhau. Một số người cho rằng, TCCNN là từ bỏ mô hình tăng trưởng nhờ vào đầu tư, khai thác kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên, sử dụng sức lao động giá rẻ để chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư chiều sâu, áp dụng công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và gia tăng gía trị nông sản để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Số khác nhận định, TCCNN là tái đầu tư vá sử dụng dịch vụ công để có nền nông nghiệp phù hợp với thị trường. Về thực chất, đây là thay đổi cơ cấu đầu tư và dịch vụ công theo tín hiệu nhằm ổn định trước sự chao đảo của thị trường, nó đòi hỏi phải đổi mới chính sách, chuyển từ can thiệp trực tiếp của nhà nước sang can thiệp gián tiếp, nâng cao năng lực của người sản xuất trong việc ra quyết định và ứng phó với rủi ro thị trường .

2-1694423250.jpg

HÌnh ảnh nổi bật sau 5 năm TCCNN (Ảnh minh họa).

Nhóm thứ ba nhấn mạnh, cần trên cơ sở triển khai các nhóm giải pháp, tích tụ đất đai cho nông nghiệp phát triển toàn diện; chuyển đổi phương thức sản xuất kinh tế hộ sang kinh tế liên kết, hợp tác; Phát triển đồng bộ lĩnh vực thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông thôn.

TCCNN ra đời trong đổi mới quản lý kinh tế từ chủ trương đổi mới toàn diện phương thức quản lý từ hành chính, tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với thị trường tiêu thụ được tăng cường và tạo động lực cho quản lý chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; liên kết vùng và nâng cao năng lực quản lý rủi ro.

Các nhà nghiên cứu và quản lý đã thể hiện việc bố trí sản xuất nông nghiệp theo hướng phát huy lợi thế tự nhiên để quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa, cơ khí hóa và áp dụng công nghệ tiến bộ; Triển khai mạnh mẽ dồn điền, đổi thửa trên cơ sở đồng thuận của người dân để giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ manh mún đất đai; Tái cơ cấu (TCC) tổ chức sản xuất, trong đó, chú trọng TCC HTX và phát triển đồng bộ lĩnh vực thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông thôn.

3-1694423250.gif

Các địa phương đẩy mạnh TCCNN (Ảnh Báo điện tử chính phủ).

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 899/QĐ-TTg (ngày 10.6.2013) phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Tiếp đó, ngày 19 tháng 12 năm 2013, Thủ tướng ra Quyết định 399/QĐ-TTg phê duyệt đề án tổng thể về “Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020” với các mục tiêu bao gồm: Duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng (GTGT); đáp ứng tốt nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu; Nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cư dân nông thôn; đảm bảo an ninh lương thực góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo; Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính và những tác động tiêu cực đối với môi trường; Nâng cao năng lực quản lý rủi ro và phòng chống thiên tai, đưa tỷ lệ che phủ rừng lên 45%, góp phần tích cực thực hiện chiến lược xanh quốc gia.

Nội dung cơ bản của TCCNN đã tập trung vào: (1) Rà soát lại cơ cấu cây lương thực, thực phẩm; cây công nghiệp; chăn nuôi, thủy sản trên từng vùng sản xuất; (2) Quy hoạch lại quỹ đất nông nghiệp trên phạm vi cả nước và ở từng vùng theo hướng phát triển sản phẩm chủ lực, có giá trị và sức cạnh tranh cao; (3) Đầu tư xây dựng đồng bộ, bền vững hệ thống hạ tầng sản xuất tập trung; đảm bảo khép kín quá trình cung ứng đầu vào-sản xuất-thu hoạch-sơ chế-chế biến sâu và tiêu thụ từng loại sản phẩm; (4) Chuyển đổi tổ chức sản xuất nông nghiệp từ phân tán, nhỏ lẻ, sang tập trung quy mô lớn hiện đại với các cơ sở HTX, DN, trang trại, hộ sản xuất quy mô lớn và các tổ chức liên kết theo chuỗi sản xuất-tiêu thụ nông sản; (5) Phát triển mô hình “Mỗi làng một sản phẩm” tạo việc làm, nâng cao thu nhập tại chỗ và điều kiện thúc đẩy TCCNN; và (6) Bảo vệ, tái tạo tài nguyên và xây dựng môi trường xanh, sạch tạo sức hấp dẫn cho cuộc sống nông thôn.

Phân tích vấn đề cần lưu ý trong TCCNN ở Việt Nam, giới nghiên cứu và quản lý nhận thấy cần

nâng cao chất lượng quy hoạch vùng sản xuất nhằm phát triển những sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp; Đa dạng hóa đầu tư xã hội trong hoạt động phục vụ TCCNN; Đổi mới quản lý nhà nước gắn với cải cách DNNN trong nông nghiệp, phát triển các HTX, THT, nhóm, hiệp hội ngành hàng; Đổi mới hệ thống dịch vụ công phục vụ sản xuất ngành nông nghiệp; và Tổ chức lại thị trường tài chính, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Hoàn thiện chính sách định hướng tạo động lực, phòng ngừa rủi ro đảm bảo cho TCCNN thành công.

TCCNN là một quá trình cách mạng sản xuất nông nghiệp. Khi các hướng phát triển và đổi mới bền vững được xây dựng, nhằm giảm thiểu lao động chân tay bằng các ứng dụng kết quả nghiên cứu để tạo cơ hội đổi mới về chất lượng theo hướng chuyên sâu và đảm bảo nhu cầu đồng bộ và hiệu quả; nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tuy nhiên, các nhóm ngành vẫn phải đảm bảo năng suất và hiệu quả; có thể đóng góp ít hay nhiều vào tăng trưởng GDP nhưng giá trị tạo ra phải cân đối.

Nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, nông nghiệp đóng góp một giá trị quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. TCCNN là tập trung triển khai nhiều giải pháp khác nhau hướng đến chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Chuyển dịch cơ cấu trong nông, lâm, ngư nghiệp nhằm vào tăng giá trị trên đơn vị diện tích canh tác. Cùng với nâng cao chất lượng và sản lượng trong khi chi phí được kiểm soát hiệu quả, TCCNN sẽ góp phần thúc đẩy gia tăng thu nhập cho người làm nông nghiệp.

Tính chất phát triển bền vững nền kinh tế được đánh dấu bằng sự kiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Thông qua quy hoạch phát triển, bên cạnh những hỗ trợ, kết quả được thể hiện bằng giá trị và lợi nhuận, TCCNN có thể đáp ứng yêu cầu xã hội. Thực hiện tái cơ cấu tạo ra hướng chuyển đổi phù hợp cho hiện tại đồng thời là nền tảng cho các giá trị tương lai.

Tính chất phát triển bền vững nền kinh tế được đánh dấu bằng TCCNN; chuyển mạnh từ phát triển theo chiều rộng lấy số lượng sang nâng cao chất lượng, hiệu quả thông qua các quy hoạch. Kết quả được thể hiện bằng giá trị và lợi nhuận; đồng thời đáp ứng các yêu cầu về xã hội. Thực hiện TCCNN sẽ tạo ra hướng chuyển biến phù hợp với hiện tại, đồng thời cũng là nền tảng cho các giá trị tương lai.

Các cơ quan nhà nước mang đến việc triển khai và phối hợp trên thực tế, trong khi những thành phần kinh tế và đối tượng trực tiếp chịu tác động chủ yếu là các thành phần kimh tế tư nhân. Tạo ra sự phối hợp giữa các thành phần kinh tế từ trung ương đến địa phương trong quá trình tái cơ cấu là một đòi hỏi khách quan trong xu thế đẩy mạnh phát triển đối tác công tư (PPP) và cơ chế đồng quản lí. Khi nhà nước và các thành phần kinh tế tư nhân có những lợi ích được xác định cụ thể, sự phối hợp mang lợi thế cho ngành là tất yếu cần thiết. Phát huy vai trò của các tổ chức cộng đồng mới đảm bảo cho chuyển dịch hay tái cơ cấu.

Nông dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị sẽ mang đến những ứng dụng mới và mang lại hiệu quả trong các kế hoạch tái cơ cấu, cũng như xác định các mục tiêu cần đạt để nâng cao hiệu quả sản xuất và sử dụng tài nguyên./.